Axit Acetic

PHẦN V: Biện pháp chữa cháy

1. Xếp loại về tính cháy: Dễ cháy loại 3

2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy: CO, CO2

3. Các tác nhân gây cháy, nổ: Sự phóng tĩnh điện; lửa trần; tia lửa.

4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác: Bọt chống cháy, phun nước hay sương. Chỉ sử dụng bột hóa chất khô, cacbon dioxit, cát hay đất cho các vụ hỏa hoạn nhỏ. Không sử dụng vòi phun nước có áp lực để dập lửa. Giải tán những người không có nhiệm vụ ra khỏi khu vực có hỏa hoạn.

5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy:

Mang đầy đủ quần áo bảo vệ và dụng cụ thở có ôxy. Khi chữa cháy trong không gian kín phải dùng các thiết bị bảo hộ thích hợp, bao gồm cả mặt nạ phòng độc.

6. Các lưu ý dặc biệt về cháy, nổ (nếu có): Tất cả các khu vực cất chứa đều phải trang bị các phương tiện chống cháy thích hợp. Làm mát cho các dụng cụ chứa lân cận bằng cách phun nước.

PHẦN VI: Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn đổ, dò rỉ

1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ:

§ Dùng cát lấp chỗ hóa chất bị tràn đổ và pha loãng với nước. Không hít vào ở dạng hơi, tránh tiếp xúc.

§ Đối với lượng hóa chất bị đổ ít (≤ 1 thùng), vận chuyển bởi các phương tiện cơ học tới thùng chứa có dán nhãn, niêm phong để thu hồi sản phẩm hoặc loại bỏ an toàn. Cho các chất cặn bay hơi hoặc ngâm với chất hấp thụ thích hợp và loại bỏ an toàn. Lấy đất bị ô nhiễm và loại bỏ an toàn.

2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng: ngăn chặn không để hóa chất chảy trực tiếp vào hệ thống cống rãnh, mạch nước ngầm hoặc các khu vực cấm.

§ Đối với lượng hóa chất bị đổ lớn (> 1 thùng), vận chuyển bởi các phương tiện cơ học như xe bồn tới bồn chứa để thu hồi hoặc loại bỏ an toàn. Không rửa chất cặn với nước. Giữ lại những chất thải ô nhiễm. Cho các chất cặn bay hơi hoặc ngâm với chất hấp thụ thích hợp và loại bỏ an toàn. Lấy đất đã bị ô nhiễm và loại bỏ an toàn.

§ Phải thông báo cho chính quyền địa phương nếu không khống chế được lượng sản phẩm bị đổ tràn ra. Hơi có thể tạo thành một hỗn hợp có khả năng nổ với không khí

PHẦN VII: Sử dụng và bảo quản

1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm:

 – Tránh hít phải khí và/ hoặc sương. Tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo. Dập tắt mọi ngọn lửa trần. Không hút thuốc. Loại bỏ các nguồn gây cháy. Tránh các tia lửa. Tích tụ tĩnh điện có thể phát sinh trong quá trình bơm. Phóng tĩnh điện có thể gây cháy. Đảm bảo tính liên tục của dòng điện bằng cách nối và tiếp đất tất cả các thiết bị. Hạn chế tốc độ tuyến trong khi bơm để tránh phát sinh hiện tượng phóng điện (1m/giây cho đến khi ống tiếp (bơm) ngập 2 lần đường kính của nó, sau đó ≤ 7m/giây). Tránh để bắn tung tóe khi tiếp (bơm). Không sử dụng khí nén để tiếp (bơm), hút, hay xử lý tác nghiệp.

– Dụng cụ bảo hộ: khẩu trang, mặt nạ, găng tay bảo hộ, giày bảo hộ, quần áo chống axit.

2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản

–  Phải được cất chứa trong khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh sáng mặt trời, các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác. Tránh xa các bình xịt, các nguyên tố dễ cháy, ôxy hóa, các chất ăn mòn và cách xa các sản phẩm dễ cháy khác mà các sản phẩm này không có hại hay gây độc cho con người hay cho môi trường. Hơi này nặng hơn không khí. Hãy cảnh giác sự tích tụ trong các hốc và không gian giới hạn. Các loại hơi trong thùng chứa không nên để thoát ra không khí. Sự ngưng thở nên được kiểm soát bằng một hệ thống xử lý hơi thích hợp. Thùng chứa khối lượng lớn nên được bao đắp xung quanh. Tích tụ tĩnh điện có thể phát sinh trong quá trình bơm. Phóng tĩnh điện có thể gây cháy. Đóng chặt dụng cụ chứa khi không sử dụng. Không sử dụng khí nén để đổ đầy, tháo ra hay xử lý. Giữ nhiệt độ xung quanh luôn dưới mức 23oC.

PHẦN VIII: Kiểm soát tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân

1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết:

    Mức độ bảo vệ và cách thức kiểm soát cần thiết sẽ thay đổi tùy theo điều kiện phơi nhiễm tiềm ẩn. Lựa chọn cách thức kiểm soát dựa trên đánh giá rủi ro của hoàn cảnh tại chỗ. Các biện pháp thích hợp bao gồm: Tạo sự thông gió phù hợp trong các khu vực cất trữ. Sử dụng các hệ thống được lắp càng kín càng tốt. Sự thông gió chống nổ phù hợp để kiểm soát sự ngưng đọng trong không khí ở dưới hướng dẫn/ giới hạn sự tiếp xúc. Khuyến cáo nên có thông gió để thoát khí cục bộ.

2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc: Trang bị bảo vệ cá nhân (PPE) phải thỏa

mãn các tiêu chuẩn của quốc gia.

Bảo vệ mắt: Kính bảo hộ chống bắn dính hóa chất (kính bảo hộ đơn).

– Bảo vệ thân thể: Sử dụng quần áo bảo hộ có khả năng kháng hóa chất đối với vật liệu này.

– Bảo vệ tay: Tính thích hợp và độ bền của găng tay phụ thuộc vào cách sử dụng, chẳng hạn tần suất và thời gian tiếp xúc, độ bền hóa chất của vật liệu làm găng tay, độ dày của găng tay, độ dẻo. Luôn tham khảo ý kiến các nhà cung cấp găng tay. Nên thay găng tay đã bị nhiễm bẩn. Khi tiếp xúc bằng tay với sản phẩm thì sử dụng găng tay đạt các tiêu chuẩn tương ứng (như Châu Âu: EN374, Mỹ: F739) được làm từ các vật liệu sau có thể đem lại sự bảo vệ hóa học thích hợp: Cao su nitril, PVC viton. Vấn đề vệ sinh cá nhân là yếu tố hàng đầu cho công việc bảo vệ đôi tay hiệu quả. Chỉ khi nào tay sạch mới được đeo bao tay.

– Bảo vệ chân: Giầy và ủng an toàn cũng cần phải có khả năng kháng hóa chất.

– Bảo vệ cơ quan hô hấp: Nếu các kiểm soát kỹ thuật không duy trì nồng độ trong không khí đến một mức phù hợp để bảo vệ sức khỏe công nhân, hãy chọn thiết bị bảo vệ phù hợp với các điều kiện sử dụng cụ thể và đáp ứng các điều luật tương ứng. Khi dụng cụ thở có lọc khí thích hợp, chọn mặt nạ và bộ lọc phù hợp. Chọn một bộ lọc phù hợp. Khi thiết bị bảo vệ hô hấp được yêu cầu, sử dụng mặt nạ che kín mặt. Khi dụng cụ thở có lọc khí không thích hợp (ví dụ như nồng độ trong không khí cao, nguy cơ thiếu ôxy, không gian hạn chế) sử dụng dụng cụ thở có áp suất.

3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố: Chưa có thông tin.

4. Các biện pháp vệ sinh (tắm, khử độc…): Sau khi sử dụng xong cần rửa tay lại cho sạch và lau khô. Nên sử dụng chất làm ẩm không có mùi thơm để rửa tay..

PHẦN IX: Đặc tính hóa lý

Trạng thái vật lý: Chất lỏng.Điểm sôi (0C): 118.1OCMàu sắc: không màu.Điểm nóng chảy (0C): 16.6OCMùi đặc trưng: Mùi hăng chua nồng như mùi

giấm

Điểm bùng cháy (0C) (Flash point) theo phương pháp xác định: 39 OC (closed cup)Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn :1.5 kPa ở 20OC / 68OFNhiệt độ tự cháy (0C): 463OCTỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: 2.07Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí): 19.9%Độ hòa tan trong nước: Tan hoàn toànGiới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí): 4%Độ PH: 2.0Tỷ lệ hoá hơi: 0.97 (n-Butyl acetate=1)Khối lượng riêng (kg/m3): 1049 kg/m3 ở 25OC / 77OF (ASTM D – 4052)Các tính chất khác nếu có:

PHẦN X: Tính ổn định và khả năng phản ứng

1. Tính ổn định: Ổn định trong các điều kiện sử dụng bình thường

2. Khả năng phản ứng:

– Phản ứng với các vật liệu không tương thích: Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, acetaldehyde, acetic

anhydride, kim loại, kiềm mạnh, amine, carbonate, hydroxide, phosphate, các ôxit,cyanide, sulfide,

chromic acid, hydrogen peroxide, carbonate, ammonium nitrate, ammonium thiosulfate, chlorine

trifluoride, chlorosulfonic acid, perchloric acid, permanganate, xylene, oleum, potassium hydroxide,

sodium hydroxide, phosphorus isocyanate, ethylenediamine, ethylene imine.

PHẦN XI: Thông tin về độc tính

Tên thành phần

Loại ngưỡng

Kết quả

Đường tiếp xúc

Sinh vật thử

Acetic acid

LD50

 

3310 mg/kg

Miệng

Chuột

1060 mg/m3Da

Chó

5620 mg/m3Hô hấp

Chuột, trong 4 giờ

1. Các ảnh hưởng mãn tính với người :

Gây đột biến: Gây đột biến cho các tế bào ở động vật có vú. Gây đột biến cho vi khuẩn và / hoặc nấm men.

2. Các ảnh hưởng độc khác:

– Rất nguy hiểm trong trường hợp tiếp xúc với da và mắt (gây kích ứng), uống hoặc hít phải.

– Độc hại khi tiếp xúc với da và mắt (ăn mòn).

– Chất lỏng hoặc phun sương có thể gây tổn thương mô, đặc biệt niêm mạc mắt, miệng và đường hô hấp.

– Tiếp xúc ngoài da có thể gây bỏng.

– Hơi sương có thể gây kích thích đường hô hấp nghiêm trọng.